Phần mềm - Dịch vụ | Bảng giá |
Giỏ hàng trống |
04/05/2025 | Tran Van Dao
Mục lục
Data Governance (quản trị dữ liệu) là một hệ thống gồm các quy tắc, quy trình, công cụ, và vai trò nhằm đảm bảo dữ liệu trong tổ chức được quản lý một cách hợp lý, an toàn, chính xác và đáng tin cậy. Việc thực hiện Data Governance hiệu quả giúp doanh nghiệp khai thác giá trị dữ liệu, tăng cường quyết định dựa trên dữ liệu, tuân thủ các quy định pháp lý và giảm thiểu rủi ro kinh doanh.
DATA GOVERNANCE LÀ GÌ?
Trong thực tế, Data Governance không chỉ là việc áp dụng các chính sách, mà còn bao gồm việc xây dựng các công cụ, vai trò, trách nhiệm và quy trình nhằm quản lý và bảo vệ dữ liệu. Để triển khai Data Governance một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần dựa vào những khung tham chiếu toàn diện và đã được chứng minh tính hiệu quả trong thực tế – đó chính là các Data Governance Framework.
5 Data Governance Framework phổ biến năm 2025
DMBOK là khung quản trị dữ liệu toàn diện được phát triển bởi DAMA International. DMBOK bao gồm 11 lĩnh vực chính như: quản lý dữ liệu tham chiếu, quản lý chất lượng dữ liệu, metadata, an toàn dữ liệu, quản lý dữ liệu chính (MDM), v.v.
Khung DMBOK cung cấp tầm nhìn chi tiết và toàn diện về Data Governance, giúp các doanh nghiệp định hình được chiến lược và quy trình quản trị dữ liệu hiệu quả.
Ưu điểm:
Hạn chế:
Khung DGI do Data Governance Institute phát triển, là một trong những framework đầu tiên và phổ biến nhất. Framework này nhấn mạnh vào các yếu tố cốt lõi của Data Governance như: vai trò và trách nhiệm, quy trình ra quyết định, các chính sách, chuỗi cung ứng dữ liệu và các yếu tố môi trường.
DGI Framework phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp nhờ vì cách tiếp cận dễ hiểu và có tính thực tiễn cao.
Ưu điểm:
Hạn chế:
SAS là một công ty chuyên về giải pháp phân tích dữ liệu, đã phát triển khung Data Governance dựa trên hệ thống sản phẩm của mình. Framework này đặc biệt nhấn mạnh đến việc đồng nhất, kiểm soát và tự động hoá quy trình quản lý dữ liệu.
Khung này có khả năng tích hợp cao với các hệ thống BI, phân tích và dữ liệu lớn, giúp doanh nghiệp vừa quản lý vừa khai thác hiệu quả dữ liệu.
Ưu điểm:
Hạn chế:
COBIT do ISACA phát triển, là framework chuẩn quốc tế về quản lý CNTT và quản trị rủi ro, trong đó bao gồm cả nội dung quản trị dữ liệu. COBIT đặc biệt phù hợp với các tổ chức có yêu cầu cao về tuân thủ và báo cáo.
Khung COBIT cho phép doanh nghiệp định nghĩa, đo lường và đánh giá hiệu suất các hoạt động Data Governance một cách có hệ thống.
Ưu điểm:
Hạn chế:
Boston Consulting Group (BCG) phát triển khung Data Governance nhấn mạnh vào mối quan hệ giữa dữ liệu và chiến lược doanh nghiệp. Framework này chọn lối tiếp cận linh hoạt, dựa trên mức độ trưởng thành dữ liệu của doanh nghiệp, từ đó xây dựng lộ trình Data Governance phù hợp.
Khung BCG là sự kết hợp giữa chiến lược, văn hoá, con người và công nghệ, giúp doanh nghiệp tối ưu hoá giá trị dữ liệu trong mọọi quyết định.
Ưu điểm:
Hạn chế:
Có. Dù quy mô tổ chức không lớn, nhưng việc có một khung quản trị dữ liệu phù hợp giúp tăng hiệu quả vận hành, hạn chế rủi ro và đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.
Framework của DGI và BCG là lựa chọn phù hợp vì dễ hiểu, dễ triển khai, không yêu cầu quá nhiều nền tảng kỹ thuật.
Có thể. Một số tổ chức kết hợp DMBOK để thiết kế tổng thể, dùng COBIT để kiểm soát, và ứng dụng SAS hoặc công cụ BI cho triển khai thực tế.
Việc áp dụng Data Governance Framework là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp quản lý dữ liệu hiệu quả, tăng cường khai thác giá trị và bển vững về chiến lược. Trong năm 2025, các khung DMBOK, DGI, SAS, COBIT và BCG sẽ là những lựa chọn đáng xem xét dù doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi đầu hay đã trưởng thành trong quá trình chuyển đổi số. Việc chọn framework phù hợp sẽ giúp đảm bảo tính liên tục, an toàn và tối ưu hoá hoạt động khai thác dữ liệu.
ĐỌC THÊM:
Copilot: Chuyển đổi phân tích dữ liệu cùng AI
Top 10+ Hệ Thống CRM Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp
Top xu hướng bảo mật mạng 2025
Tấn Công DDoS Là Gì Và Các Loại Phổ Biến Hiện Nay
Hotline